Hướng dẫn sử dụng Twilio
Twilio là gì
Twilio là dịch vụ cho phép bạn xây dựng ứng dụng liên quan đến việc gửi và nhận các tin nhắn và cuộc gọi trên điện thoại. Twilio thuộc top 10 ứng dụng đám mây đình đám của những năm qua. Khi có khách hàng bự con là Uber (Xem user stories của Uber tại Twilio).
Các bạn có dự định phát triển sản phẩm có yếu tố đa quốc gia, thì Twilio là một dịch vụ không thể bỏ qua! Nhất là khi Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TTP sắp được triển khai, cộng đồng kinh tế Asean AEC đã được ra mắt!
Hướng dẫn sử dụng Twilio
Để bắt đầu, chúng ta cần đăng ký một tài khoản trên trang chủ Twilio. Việc đăng ký tài khoản yêu cầu bạn phải có số điện thoại và phải kịch hoạt xác nhận với Twilio. Nếu bạn không có số điện thoại thì tất nhiên không thể nào đăng ký được, và trong quy định của Twilio, bạn chỉ được phép nhắn tin đến số điện thoại đã đăng ký trong giai đoạn dùng thử.
Chi phí SMS với số tài khoản ở VN thì chỉ 0.01$/sms (khoảng 220 vnđ/sms), giá còn rẻ hơn so với sms thông thường. Và tất nhiên là rẻ hơn rất nhiều so với một số công ty cung cấp dùng dịch vụ ở VN. Quá rẻ cho việc sử dụng sms, tuy nhiên do ở VN chỉ cung cấp sms thuần, còn nhiều dịch vụ khác như Shortcode, Brandname thì không có.
Sau khi đăng ký được tài khoản, bạn có thể đăng ký số điện thoại cho ứng dụng của mình. Với tài khoản dùng thử miễn phỉ, bạn chỉ được sử dụng một số điện thoại. Nếu muốn sử dụng nhiều hơn bạn phải chọn những số điện thoại đang thuộc dạng thử nghiệm(beta). (Tại thời điểm bài viết, Twilio chưa cung cấp số điện thoại tại Việt Nam).
Mình chọn được số điện thoại Mỹ, có thể nhắn tin, điện thoại, rất là oai nhé!
Vào màn hình quản lý số điện thoại, sẽ hiện ra danh sách các số điện thoại mà tài khoản bạn đang sở hữu:
Click vào số điện thoại, sẽ hiện ra bảng cấu hình dành cho số điện thoại đó. Bảng cấu hình gồm hai phần chính: phần dành cho gọi điện(Voice) và nhắn tin (Messaging). Mỗi phần đếu có thể chọn ba kiểu cấu hình: URL, TwiMLApp, hoặc SIP Trunking.
Trong bài viết lần này, chúng ta sẽ sử dụng cấu hình bằng URL. Để cấu hình bằng URL, có ba thông tin chính cần cung cấp:
Request URL: Mỗi lần có một cuộc gọi hay tin nhắn đến số điện thoại mà bạn đang cấu hình, Twilio sẽ rửi request đến đường dẫn này.
Fallback URL: Nếu thất bại trong việc gửi request đến URL ở trên, Twilio sẽ gửi request đến đường dẫn này.
Status Callback URL: Khi kết thúc một cuộc gọi đến số điện thoại bạn đang cấu hình, Twilio sẽ gửi request đến đường dẫn này.
Chúng ta có thể lựa chọn phương thức gửi request là POST hay GET.
Để tương tác với request mà Twilo gửi đến, chúng ta cần trả về một response mang định dạng XML, với các lệnh chỉ dẫn đặc trưng của Twilo, được gọi là TwiML. Dựa trên đó, Twilio sẽ xử lý để đưa ra các câu trả lời tự động tương tác với người gọi.
Hướng dẫn chi tiết về TwiML có thể tham khảo tại: https://www.twilio.com/docs/api/twiml
Cách sử dụng cũng rất đơn giản thôi, nên mình thấy không cần thiết phải viết hướng dẫn, các bạn có thể xem cách gởi tin nhắn tại API Send SMS. Rất đơn giản để vươn ra thế giới với Twilio.